Tin tức

Kiến trúc độc đáo của 8 sân vận động World Cup

Để phục vụ 64 trần đấu trong khuôn khổ World Cup từ ngày 20/11 đến 18/12, Quatar sử dụng 8 sân vân động, mỗi sân đều có kiến trúc riêng và thiết kế đặc biệt.

Vệ tinh Landsat 9 của NASA chụp ảnh một số sân vận động mới quanh Doha, nơi tổ chức các trận đấu trong mùa World Cup 2022.

1. sân vận động Al Bayt ở Thành phố Al Khor

World Cup khai mạc ngày 20/11 ở sân vận động Al Bayt ở Thành phố Al Khor. Sân này có sức chứa 60.000 người, khánh thành vào năm 2021 theo thiết kế của Dar Al-Handasah. Sân vận động có hình dáng giống túp lều khổng lồ từng được người dân du mục ở Qatar và vùng Vịnh sử dụng. Bao quanh sân là lớp màng bằng sợi thủy tinh PTFE (Polytetrafluoroethylene), gồm phần mái di động giúp hỗ trợ các công nghệ làm mát.

2.Sân vận động Lusail ở Thành phố Lusail

Với sức chứa 80.000 người, đây là sân vận động lớn nhất trong World Cup 2022, do hai công ty Foster + Partners và Populous tư vấn thiết kế. Lấy cảm hứng từ ánh sáng và bóng của đèn lồng, mặt tiền của sân bao gồm các tấm ốp hình tam giác và khu thép cùng nhiều chi tiết trang trí phỏng theo hoa văn ở những chiếc bát trong vùng. Mở cửa vào năm 2022, ghế ngồi trên sân chia theo 3 tầng. Phần mái bằng PTFE cho phép ánh sáng chiếu qua để cỏ phát triển, đồng thời ngăn gió nóng và bụi, cung cấp bóng râm giúp giảm bớt áp lực cho hệ thống điều hòa không khí.

3. Sân vận động Ahmad Bin Ali ở Umm Al Afaei

Với sức chứa 40.000 người, sân được thiết kế với mặt tiền phát sáng, bởi công ty thiết kế Ramboll and Pattern Design, bao gồm những họa tiết quan trọng như hình dạng nhấp nhô của đụn cát. Sân này khánh thành vào năm 2020, thay thế sân vận động cũ trước đó. Hơn 90% vật liệu xây dựng được tái sử dụng hoặc tái chế từ sân vận động cũ. Cây cối được chuyển tới các địa điểm khác trên khu đất.

4. Sân vận động Al Janoub ở Al Wakrah

Sân được thiết kế bởi hai công ty thiết kế AECOM và Zaha Hadid Architects. Với sức chứa 40.000 người, Thiết kế lấy cảm hứng từ cánh buồm của thuyền gỗ thủ công truyền thống từng được người dân ở thành phố sử dụng để đi biển.

5. Sân vận động Al Thumama ở Al Thumama

Sức chứa 40.000 người, sân vận động được thiết kế cách điệu từ gahfiya, loại mũ truyền thống các bé trai và đàn ông ở Trung Đông thường đội, ngoại thất màu trắng của sân nổi bật trên nền xanh xung quanh. Kiến trúc sư Ibrahim M. Jaidah phụ trách thiết kế, sân khánh thành năm 2021. Sân Al Thumama ứng dụng công nghệ làm mát giúp ngăn nắng nóng.

6. Sân vận động Education City ở Al Rayyan

Sức chứa 40.000 người. Được thiết kế bởi công ty Fenwick-Iribarren Architects và Pattern Design, sân vận động Education City mở cửa năm 2020. Mặt tiền của sân gồm nhiều hình tam giác, tạo thành họa tiết hình học giống kim cương, trông như đổi màu theo chuyển động của Mặt Trời trên bầu trời. Vào ban đêm, mặt tiền trở thành show trình diễn ánh sáng kỹ thuật số.

7. Sân vận động Quốc tế Khalifa ở Aspire

Đây là sân vận động duy nhất được cải tạo, không phải xây mới. Sân này được xây vào năm 1976 và tái phát triển vào năm 2017 bởi công ty Dar Al-Handasah nhằm chuẩn bị cho World Cup. Phần vòm kép của sân vẫn được giữ nguyên cùng với mái che rộng tích hợp hệ thống làm mát. Một tầng mới với 10.450 ghế ngồi giúp nâng sức chứa của sân lên 40.000 người, kèm theo hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED.

8. Sân vận động 974 ở Ras Abu Aboud

Sức chứa 40.000 người, được xây hoàn toàn từ 974 container chở hàng và thép module. Đây là sân vận động World Cup đầu tiên trên thế giới có thể tháo rời hoàn toàn sau giải đấu. Thiết kế bởi công ty Fenwick-Iribarren Architects, các container tiêu chuẩn màu sắc rực rỡ và kết cấu dạng module giúp giảm nhu cầu vật liệu. Nhiều vật liệu dùng cho sân vận động khánh thành năm 2021 được vận chuyển bằng chính những container này. Với vị trí ở giữa hướng gió tự nhiên, khu ghế ngồi trên sân tận dụng gió mát thay vì công nghệ điều hòa để thông khí.

Nguồn: Sưu tầm